Đánh giá chi tiết bo mạch chủ H270 Tomahawk Arctic Kabylake
Trên thị trường công nghệ có rất nhiều fan của những hệ thống máy tính màu trắng nhưng các hãng có vẻ vẫn khá là thờ ơ trong việc khai thác các linh kiện sử dụng màu này, MSI thì khác, có lẽ họ đã nhận ra được nhu cầu vô cùng cơ bản này ở người sử dụng máy tính qua các đời bo mạch chủ với cái tên Arctic (Bắc cực) đầy lạnh giá.
Thời gian vừa qua, với sự ra mắt rầm rộ của Kabylake, hiển nhiên những nhân vật kiệt xuất như loạt bo mạch chủ sử dụng chipset Z270 thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu công nghệ đặc biêt là các game thủ cũng như những tay chơi máy tính nặng ký. Không chỉ nâng cấp về hiệu năng mà còn cả những thay đổi về thiết kế đặc biệt là các tấm shield đồ sộ được trang bị trên khắp bo mạch khiến cho không ít người phải thèm thuồng mơ ước được sở hữu những chiếc bo mạch chủ mạnh mẽ và đẹp vô cùng này. Tuy nhiên Z270 không phải là sản phẩm duy nhất được nâng cấp trong lần này, H270, B250 cũng là những dòng chipset hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt vời hơn so với phiên bản Skylake. H270 là mẫu chipset trên các bo mạch chủ Kabylake cao cấp không ép xung. Các mẫu bo mạch chủ sử dụng chipset này không có quá nhiều thay đổi so vói dòng Z270 ngoài khả năng ép xung và một số tính năng nhỏ khác.
H170 Tomahawk Arctic là một trong những sản phẩm cao cấp nhất trong dòng bo mạch chủ Arsenal Gaming đã gặt hái quá nhiều thành công ở thời kỳ Skylake bởi giá thành phải chăng nhưng vẫn giữ được thiết kế kiểu quân sự hóa rất có hồn chứ không đơn điệu và thiếu tính chủ đề như một số loại bo mạch chủ khác. Đặc biệt, đây là một trong số ít những bo mạch chủ màu trắng xuất hiện trên thị trường, trong khi fan của linh kiện vi tính màu trấng không phải là ít ỏi. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường PC với cán cân nghiêng về phía MSI bởi đây là một điểm mà ít nhà sản xuất chiều chuồng các tín đồ PC của mình.
Đập hộp sản phẩm:
Phần vỏ hộp được thiết kế có đôi chút khác biệt so với dòng Arsenal Gaming trên nền tảng cũ để trở nên nổi bật hơn và trông giá trị hơn màu xanh nhợt nhạt. Hình ảnh một chiếc tên lửa hành trình Tomahawk vốn là vũ khí cực tối tân trong quân đội mỹ được đưa vào chính giwaxa vỏ hộp như một biểu tượng về sức mạnh của bo mạch chủ này. Cũng giống như những bo mạch chủ khác thông tin trên vỏ hộp luôn chứa đựng đầy đủ những tính năng nổi bật nhất của sản phẩm.
Một bộ sản phẩm của Tomahawk Arctic cũng khá là đơn giản so với dòng bo mạch chủ Gaming M series của hãng. Cụ thể là ngoài bo mạch chủ, phụ kiện của Tomahawk Arctic kèm một tấm Fe, một cặp dây Sata 3.0 6Gb/s. Một quyển sách hướng dẫn cũng như một CD driver vẫn luôn là vật bất ly thân đối với mọi bộ sản phẩm linh kiện vi tính.
Chi tiết sản phẩm:
Nổi bật nhất của Tomahawk Arctic vẫn là nước sơn trắng xám được phối rất đẹp trên PCB, một trong số hiếm hoi những nhà sản xuất sử dụng màu trắng cho PCB.
Nhìn tổng thể thì Tomahawk Arctic vẫn mang dáng dấp của một thiết kế theo kiểu Arsenal Gaming, thoáng, chắc chắn và cứng cáp. Không quá cầu kì hầm hố trong thiết kế như dòng Gaming M series, Tomahawk tạo cho người sử dụng đúng cái giác như họ đang gắn một vũ khí quân sự trên hệ thống chơi game của mình hơn là một linh kiện vi tính. Tấm shield I/O, heatsink mosfet trên phase nguồn được làm góc cạnh giống như các lô cốt quân sự hay những tấm vỏ của các xe tăng hay xe thiết giáp màu bạc điểm các line xanh nhìn rất lạnh và hợp tone trên nền PCB trắng xám. Tấm heatsink ở khu vực PCH được tạo hình chiếc khiên màu bạc với mảng xám ở giữa có logo MSI đơn giản nhưng dễ nhìn.
Khu vực CPU:
Vi xử lý được hỗ trợ 10 phase nguồn cung cấp đủ năng lượng cho các loại CPU mạnh mẽ như Intel Core i7.
Khu vực khe cắm bộ nhớ trong:
Cả 4 khe cắm RAM đều có màu trắng và được trang bị giáp kim loại sáng bóng chống gãy, nhiễu. Màu trắng này rất hợp tone với phần PCB bên dưới cùng dòng chữ DDR4 Boost để nhấn mạnh khả năng hoạt động xuất sắc của hệ thống DDR4 đã trở thành thương hiệu trên loạt bo mạch chủ.
Ở khu vực khe cắm mở rộng:
Khe PCI x16 ở phần đầu được làm màu trắng và cũng có lớp giáp bọc gia cố chống gãy đủ sức gồng gánh các loại VGA cao cấp nhưng vô cùng nặng nề mà không lo bị cong vẹo khe cắm này. Ở dưới là các khe PCI x8 PCI x4 và 3 khe PCI x1 đủ để cho hệ thống có thể phục vụ đa dạng nhu cầu mở rộng của các PC.
Tomahawk Arctic có đến 2 khe SSD M.2 trong đó có một khe hỗ trợ bộ nhớ Intel Octane được ra mắt trong thời gian tới. Khu vực sound card với chip xử lý âm thanh Realtek quen thuộc cùng với 8 tụ vàng của Nhật.
Hệ thống đèn báo lỗi:
Với cái tên ngắn gọn là EZdebug LED, cụm đèn gồm 4 pha CPU, DRAM, VGA, BOOT. Trong quá trình khởi động máy, đèn sẽ đi qua đủ 4 pha trên dừng lại ở pha bị lỗi vì thế nên người dùng sẽ xác định được linh kiện gặp vấn đề và tìm giải pháp xử lý dễ dàng hơn.
Cổng kết nối:
Ở mặt trước, Tomahawk Arctic trang bị 6 cổng SATA 3 6Gb/s 2 cổng USB 3.0 dành cho front panel, ở cạnh dưới của bo mạch chủ cũng có 2 cổng cắm USB 2.0 dành cho linh kiện cũng như nối ra front panel. Với sự trang bị tương đối đầy đủ này thì các dòng bo mạch chủ vừa nâng cấp công nghệ truyền dẫn dữ liệu vừa tạo điều kiện tích hợp các kết nối linh kiện thông qua cổng USB 2.0 mà không phải tranh dành với front panel nữa.
Ở mảng I/O, Tomahawk Arctic có những kết nối rất cơ bản như 2 cổng USB 2.0, 4 cổng USB 3.0, 1 cổng USB 3.1 type A và type C. Việc tái sử dụng lại cổng PS/2 có lẽ là để hỗ trợ những hệ thống bàn phím, chuột cũ kĩ mà game thủ đang tận dụng chứ việc có thêm cổng này cũng tỏ ra không thực sự cần thiết khi mà hầu hết hệ thống chuột, bàn phím hiện nay đều sử dụng cổng USB. Về hiển thị, Tomahawk sử dụng các cổng phổ thông nhất hiện nay bao gồm 1 cổng dual link DVI-D và một cổng HDMI 2.0. 1 cổng Lan Killer. Cụm cổng audio bao gồm 5 cổng analog 3.5mm và một cổng optical phù hợp với hầu hết các loại loa hay tai nghe có trên thị trường.
Hiệu năng:
Hệ thống thử nghiệm:
Main: MSI H270 Tomahawk Arctic
CPU: Intel Core i7- 7700k 4.2 GHz
RAM: Galax HOF DDR4 16Gb Bus 3600 MHz
VGA: Galax GTX 1070 EXOC Sniper
SSD: Galax Gamer L 120Gb
OS: Windows 10 64-bit
Bài test 1: 3DMark – FireStrike (Extreme Setting)
Ở bài test này hệ thống sử dụng bo mạch chủ Tomahawk Arctic đạt 9938 điểm tổng trong đó Graphics đạt 11936 điểm physics đạt 13901 điểm. So với các bo mạch chủ Z270 thì điểm này còn khá là khiêm tốn tuy nhiên các bo mạch chủ H270 đều không cho phép OC vì thế nên hiệu năng không tương xứng là điều hiển nhiên.
Bài test 2: Aida64 Extreme
Ở bài test này, chúng ta sẽ kiểm tra băng thông của bộ nhớ trong để xem khả năng xử lý thông tin qua kênh này như thế nào.
Kết quả thu được cho thấy tốc độ đọc của bộ nhớ trong ở mức 33327MB/s và 34590MB/s ở tốc độ ghi. Độ trễ ghi nhận được ở 59.8ns. Tuy thấp hơn khá nhiều so với phiên bản Gaming M7 mà chúng tôi đã đánh giá cách đây ít lâu nhưng nhìn chung thì với chipset H270 và thuộc dòng Arsenal Gaming thuộc phân khúc thấp hơn thì kết quả này chấp nhận được.
Bài test 3: Cinebench R15
Bài test trên Cinebench cũng rất khả quan với 133.07 fps từ bài test trên thư viện đồ họa OpenGL. CPU render multi core đạt 935 cb và single core thì đạt 185 cb. Đối với H270 thì điều này chứng tỏ khả năng hỗ trợ các linh kiện thuộc dòng cao cấp như CPU hay VGA để tận dụng hết khả năng của những linh kiện này.
Bài test 4: SuperPi 32M
Bài test này chủ yếu đánh vào CPU và RAM của người sử dụng cũng là một trong những công cụ benchmark phổ biến nhất của các OCer. Kết quả trên H270 dưới đây là một kết quả tạm chấp nhận được vì nó cũng không thực sự ảnh hưởng lắm đến các nhu cầu phổ thông của những game thủ.
Bài test 5: Hệ thống đèn led
Hệ thống đèn led trắng được trải đều ở mặt sau của bo mạch cùng với tấm khiên ở PCH tạo nên một vẻ đẹp đơn giản nhưng sang trọng.
Tổng kết:
Hiện tại vẫn chưa biết mức giá của H270 Tomahawk Arctic là bao nhiêu nhưng chắc chắn là sẽ mềm mại hơn dòng Z270 rất nhiều. Chưa kể với thiết kế Arctic màu trắng đã trở thành điểm nhấn lớn trong Arsenal Gaming kể từ năm 2016 vừa qua và được nhiều game thủ lựa chọn. Ở Kabylake lần này, chắc chắn Tomahawk Arctic sẽ là gây bão trên thị trường khi sản phẩm này chính thực được lên kệ.
Ưu điểm:
- Thiết kế PCB, các khe cắm màu trắng
- Bo mạch chủ thoáng, đơn giản
- Trang bị nhiều giáp cho I/O, khe bộ nhớ trong, khe PCIe x16, khe M.2
- Hệ thống led trắng độc đáo.
Nhược điểm:
- Dòng H270 hỗ trợ các linh kiện cao cấp nhưng không hỗ trợ ép xung
KTC: nhà phân phối mainboard MSI tại miền Nam
- Khải Thiên chính thức trở thành nhà phân phối MSI tại miền Nam
- VGA MSI GTX 1080 GAMING X 8G Tuyệt phẩm trên từng cm - giá trị đến từng xu!
- Review bo mạch chủ MSI GAMING PRO CARBON: Hỗ trợ Kaby Lake, đèn LED RGB nhiều màu sắc
- MSI ra mắt thêm 2 phiên bản GTX 1050 cỡ nhỏ, phù hợp với mọi loại máy tính gọn nhẹ
- VGA MSI GTX 1050 có giá siêu rẻ, chính thức ra mắt đánh bật các VGA tầm trung